TÍN NGƯỠNG NGHE NÓI
Mình có một cái định nghĩa về tín ngưỡng của dân ta, chính xác phải là tín ngưỡng NGHE NÓI.
NGHE NÓI là một từ để miêu tả một thông tin chưa được kiểm chứng. Ví dụ: khi bạn bị đau bụng, nghe nói vẽ một con chó rồi đốt uống sẽ khỏi; hoặc nghe nói thầy A ở XY giỏi lắm, xem gia sự như thần; hoặc nghe nói chùa X giải hạn hay, cúng sao giỏi... và tất cả đều nghe nói.
Chứng kiến nhiều chuyện nghe nói thành sự thật, ví như chuyện đi chùa, chuyện lễ đền, chuyện dâng sao, ma chay, cưới hỏi... thôi thì tất cả đều nghe nói, nhưng nghe nói rồi cũng phải làm theo.
Chuyện đi xin dâu rải tiền cho ma quỷ là nghe nói, dần dần thành tục, thành một tín ngưỡng, ấy là người ta đường đường chính chính cũng sợ ma, sợ quỷ, mà thật ra ma quỷ thời này làm gì có, làm gì có cây gạo, có miếu hoang cho ma quỷ ở.
Chuyện vào Văn Miếu sờ đầu rùa đầu tiên cũng chỉ là sự hiếu kì (năm 1996 khi mình ra HN đúng dịp thi đại học không có sĩ tử nào sờ đầu rùa), dần trở thành niềm tin, mà đối với dân ta khi đã tin rồi thì đố mà thay đổi, cứ tin sờ đầu rùa đăng khoa sẽ ứng thí. Cứ như kiểu hồi cải cách ấy, tin theo đoàn thanh niên nên mặc dù là cha, là chú, là bác, là mự nhưng cũng nọc ra đấu hết.
Khoảng những năm 1950s, cán bộ, ủy ban tuyên truyền cho là chùa, đền là nơi thần ở, ma ở, năm 1952 thì phải - quân Pháp đổ bộ xuống vùng biển Quỳnh Lưu, thế là quê mình chùa chiền, đình miếu dẹp hết, vì sợ quân Pháp mắt xanh mũi lõ, chúng như quỷ sẽ vào đền miếu ở, phá đi cho chúng không có chỗ nương.
Khoảng những năm đầu 90 của thế kỉ trước, cái đình làng mình có cái cột to mấy thằng con nít 5,6 tuổi ôm không được, có cả long ngai, cả sắc phong, cả đầu rồng... nhưng mấy cha vô thần nọc ra xẻ hết, có ông còn đưa hoành về làm cầu tiêu, ông đem làm cửa. Ấy thế mà nay trên chỗ ấy lại lòi ra mấy cái bát hương; lại nghe nói các vị thành hoàng về phạt. Nhiều vô kể những thứ nghe nói li kì.
Đầu năm mới, nhà nhà, người người, ngành ngành đi lễ hội, đi đền, đi chùa, đi nghe nói. Thôi thì đủ nghìn cách: nào là đi chùa Hương mang cả đống cao sao vàng để lên cúng ông Hổ, nào là nghe nói đi vay bà Chúa Kho sẽ làm ăn nên nổi, nào là đi đền Thánh Mẫu cầu duyên tất ứng, nào là đi chùa này cầu tự ắt thành, thôi thì đủ cả, trăm thứ lễ bái, nhưng tuyệt nhiên trong dòng người lũ lượt ấy, đi đền nọ, phủ kia cũng đếch thèm biết ai. Ví dụ như chuyện dân Bắc cứ mải đi đền Chợ Củi vì ông thủ từ đó khôn khéo chêm vào bên dưới dòng chữ "Thờ quan Hoàng Mười" nên cho nó là thờ Hoàng Mười, không thèm biết đền Chợ Củi là thờ Mẫu, còn chính đền thờ Hoàng Mười phải ở bên kia sông. Nói thế thì cũng đền Hồng Sơn cũng có tượng quan Hoàng Mười, mấy đền cao sơn, cao các cũng có tượng. Ấy thế mà vẫn xì xụp khấn vái, vẫn à ơi nghe hát chầu văn mà rõ ràng câu đầu tiên của "Văn chầu Quan Hoàng Mười" rõ rành rành: "Trấn Thủ Nghệ An Quan Hoàng Mười, Trấn thủ Nghệ An/ Về huyện Thiên bản làm quan Phủ Giày", hay "Cưỡi con xích điểu đón ông Hoàng Mười về trấn thủ Nghệ An". Thế đấy, nghe nói và nghe nói.
Đáng sợ hơn, đó là sự nghe nói mang một hệ thống: vẫn thường nghe các vị cao tăng, phó chủ tịch Hội đồng này nọ lên báo, tivi bảo rằng giáo lí nhà Phật không có chuyện cúng sao, giải hạn, tất cả do mình tạo ra, theo Nhân - Quả, ấy thế mà hàng năm chùa Phúc Khánh của các vị vẫn dâng sao rầm trời, người chen cả ra đường khấn vái còn không có chỗ. Vào chùa, người ta chỉ nghĩ đến việc xin xỏ, cầu danh lợi cho bản thân mình chứ có dòng nào hướng dẫn dân mình tu tập, đọc kinh, tích thiện, tích đức... Rồi thì hương khói mù mịt, ở mỗi chùa sao không làm cái biển cho to rằng không nên thắp nhiều hương, nói thật là khói hương mù mịt Phật ngồi trên đài sen cũng khó mà thấy ai đang thắp dưới đó, chưa kể chuyện cháy nổ bất thình lình.
Rằng tất cả là sự nghe nói, năm nào cũng như năm nào...
Mình có một cái định nghĩa về tín ngưỡng của dân ta, chính xác phải là tín ngưỡng NGHE NÓI.
NGHE NÓI là một từ để miêu tả một thông tin chưa được kiểm chứng. Ví dụ: khi bạn bị đau bụng, nghe nói vẽ một con chó rồi đốt uống sẽ khỏi; hoặc nghe nói thầy A ở XY giỏi lắm, xem gia sự như thần; hoặc nghe nói chùa X giải hạn hay, cúng sao giỏi... và tất cả đều nghe nói.
Chứng kiến nhiều chuyện nghe nói thành sự thật, ví như chuyện đi chùa, chuyện lễ đền, chuyện dâng sao, ma chay, cưới hỏi... thôi thì tất cả đều nghe nói, nhưng nghe nói rồi cũng phải làm theo.
Chuyện đi xin dâu rải tiền cho ma quỷ là nghe nói, dần dần thành tục, thành một tín ngưỡng, ấy là người ta đường đường chính chính cũng sợ ma, sợ quỷ, mà thật ra ma quỷ thời này làm gì có, làm gì có cây gạo, có miếu hoang cho ma quỷ ở.
Chuyện vào Văn Miếu sờ đầu rùa đầu tiên cũng chỉ là sự hiếu kì (năm 1996 khi mình ra HN đúng dịp thi đại học không có sĩ tử nào sờ đầu rùa), dần trở thành niềm tin, mà đối với dân ta khi đã tin rồi thì đố mà thay đổi, cứ tin sờ đầu rùa đăng khoa sẽ ứng thí. Cứ như kiểu hồi cải cách ấy, tin theo đoàn thanh niên nên mặc dù là cha, là chú, là bác, là mự nhưng cũng nọc ra đấu hết.
Khoảng những năm 1950s, cán bộ, ủy ban tuyên truyền cho là chùa, đền là nơi thần ở, ma ở, năm 1952 thì phải - quân Pháp đổ bộ xuống vùng biển Quỳnh Lưu, thế là quê mình chùa chiền, đình miếu dẹp hết, vì sợ quân Pháp mắt xanh mũi lõ, chúng như quỷ sẽ vào đền miếu ở, phá đi cho chúng không có chỗ nương.
Khoảng những năm đầu 90 của thế kỉ trước, cái đình làng mình có cái cột to mấy thằng con nít 5,6 tuổi ôm không được, có cả long ngai, cả sắc phong, cả đầu rồng... nhưng mấy cha vô thần nọc ra xẻ hết, có ông còn đưa hoành về làm cầu tiêu, ông đem làm cửa. Ấy thế mà nay trên chỗ ấy lại lòi ra mấy cái bát hương; lại nghe nói các vị thành hoàng về phạt. Nhiều vô kể những thứ nghe nói li kì.
Đầu năm mới, nhà nhà, người người, ngành ngành đi lễ hội, đi đền, đi chùa, đi nghe nói. Thôi thì đủ nghìn cách: nào là đi chùa Hương mang cả đống cao sao vàng để lên cúng ông Hổ, nào là nghe nói đi vay bà Chúa Kho sẽ làm ăn nên nổi, nào là đi đền Thánh Mẫu cầu duyên tất ứng, nào là đi chùa này cầu tự ắt thành, thôi thì đủ cả, trăm thứ lễ bái, nhưng tuyệt nhiên trong dòng người lũ lượt ấy, đi đền nọ, phủ kia cũng đếch thèm biết ai. Ví dụ như chuyện dân Bắc cứ mải đi đền Chợ Củi vì ông thủ từ đó khôn khéo chêm vào bên dưới dòng chữ "Thờ quan Hoàng Mười" nên cho nó là thờ Hoàng Mười, không thèm biết đền Chợ Củi là thờ Mẫu, còn chính đền thờ Hoàng Mười phải ở bên kia sông. Nói thế thì cũng đền Hồng Sơn cũng có tượng quan Hoàng Mười, mấy đền cao sơn, cao các cũng có tượng. Ấy thế mà vẫn xì xụp khấn vái, vẫn à ơi nghe hát chầu văn mà rõ ràng câu đầu tiên của "Văn chầu Quan Hoàng Mười" rõ rành rành: "Trấn Thủ Nghệ An Quan Hoàng Mười, Trấn thủ Nghệ An/ Về huyện Thiên bản làm quan Phủ Giày", hay "Cưỡi con xích điểu đón ông Hoàng Mười về trấn thủ Nghệ An". Thế đấy, nghe nói và nghe nói.
Đáng sợ hơn, đó là sự nghe nói mang một hệ thống: vẫn thường nghe các vị cao tăng, phó chủ tịch Hội đồng này nọ lên báo, tivi bảo rằng giáo lí nhà Phật không có chuyện cúng sao, giải hạn, tất cả do mình tạo ra, theo Nhân - Quả, ấy thế mà hàng năm chùa Phúc Khánh của các vị vẫn dâng sao rầm trời, người chen cả ra đường khấn vái còn không có chỗ. Vào chùa, người ta chỉ nghĩ đến việc xin xỏ, cầu danh lợi cho bản thân mình chứ có dòng nào hướng dẫn dân mình tu tập, đọc kinh, tích thiện, tích đức... Rồi thì hương khói mù mịt, ở mỗi chùa sao không làm cái biển cho to rằng không nên thắp nhiều hương, nói thật là khói hương mù mịt Phật ngồi trên đài sen cũng khó mà thấy ai đang thắp dưới đó, chưa kể chuyện cháy nổ bất thình lình.
Rằng tất cả là sự nghe nói, năm nào cũng như năm nào...
Ngày 22 tháng 2 năm 2013
(Trọng Xuân, Quý Tỵ niên)
Nhận xét
Đăng nhận xét