Mấy hôm nay báo mạng ầm ĩ chuyện cô giáo Thu Thủy và 8 điểm canh gà đắng ngắt, có lẽ cô giáo thạc sĩ sẽ nghỉ, cũng có thể em học trò sẽ bị đì đến chết, thôi kệ... xin được nói vài điều về chuyện CANH GÀ.
Nguyên bản câu ca dao (nhưng cũng có thể của họ Dương nào đó):
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ
Tiếng chuông Trấn Vũ thì khỏi phải bàn, nhịp chày Yên Thái cũng dễ hiểu vì nghe nói làng Yên Thái có nghề làm giấy, tiếng chày giã giấy có thành "nhạc hiệu" của làng. Tương tự như vậy với mặt gương Tây Hồ, một phong cảnh nên thơ của bao đời thi sĩ, từ cái quán Cổ Nguyệt đường của nữ sĩ Xuân Hương đến bước chân của thi sĩ Miên Thẩm đến chỗ nào quanh quất bên mộ nữ sĩ bạc mệnh.
1. Trấn Vũ hay Linh Mụ
Phải nói ngay rằng trong ca dao có hiện tượng "gán ghép" địa danh (Cái này không biết các cụ nghiên cứu folklor gọi là chi). Ví dụ: Ai cũng biết câu "Đồng Nai gạo trắng nước trong..." nhưng ở quê em người ta cũng đọc rằng "Thuận Lạc gạo trắng nước trong/ Em muốn về Thuận lạc cho thong dong con người", hay từ bà can nhà em đã đọc cho đời chắt chít "Ai về Thuận Lạc mà coi/ Bắc niêu lên bếp xách oi ra đồng", nhưng cũng câu ấy, cụ Ninh Viết Giao lại viết trong Tuyển tập ca dao xứ Nghệ rằng "Ai về xóm Mý mà coi".
Dân HN có câu trên, thành quen thành thuộc. Nhưng người Huế cũng đọc câu ca này rằng:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Linh Mụ, canh gà Thọ Xương.
Vậy câu ca trên của ai, Linh Mụ và Trấn Vũ là khác nhau (chưa kể bên là chùa bên là thờ thần Huyền Thiên trấn vũ), vậy Thọ Xương ở Huế có phải là con gà gáy sáng của làng Thọ Xương không? Có sự di chuyển câu ca từ Huế ra HN hay ngược lại. Giả thiết rằng ở Huế có một Thọ Xương biến đổi từ Thọ Khang (Khương) sau do kị húy mà thành, rồi từ Minh Mệnh lại chuyển thành gò Long Thọ và duy trì cái tên Long Thọ từ 190 năm trước đến nay. Gò Thọ Khương/ Thọ Xương nằm đối diện với chùa Linh Mụ qua sông Hương thì cái câu ca hữu ý lắm. Thọ Xương của Huế mới đúng là cái hoàn cảnh hữu tình của một anh thuyền chài buổi sáng mai đi sớm chợt nghe tiếng chuông chùa và tiếng gà chuyển canh từ hai bên bờ sông mang lại. Như vậy, sao nhất thiết cứ Thọ Xương là ở HN. Sao không đặt ra một giả thiết rằng câu ca là của họ Dương sau khi vào kinh kì về đã ghép Linh Mụ thành Trấn Vũ, và may mắn thay ở Thọ Xương (Hà Nội) lại có món canh gà (nói nôm là nước luộc gà có thêm tí hành, lá chanh...).
Sự vô tình đó dường như càng hữu ý hơn bởi di cảo của Vũ Bằng để lại:
Tương Bần, cà Láng, dưa La.
Cá rô đầm Sét, canh gà Thọ Xương.
2. Canh gà = gà gáy điểm canh/ nước luộc gà hiểu sao cũng được
Tớ không ở HN nhưng cũng nghe qua một số tài liệu, đó là thơ của cụ Dương nào đó, của cụ Vũ Bằng (trong mối quan hệ cá rô Đầm Sét, cà Láng, dưa La thì canh gà Thọ Xương không thể là gà gáy sáng, vô duyên) thì rõ ràng cũng tồn tại một canh gà là nước luộc gà hoặc là gà xáo đấy chứ. Nếu nó về Nghệ An mà thành: Gió đưa cành trúc la đà/ Tiếng chuông Sư Nữ, canh gà Thanh Chương thì không thể giải thích thành gà Thanh Chương gáy sáng mà chỉ có thể là gà Thanh Chương đang sôi sùng sục trong nồi cùng với răm, hành, lá chanh, nghệ... Tại sao các nhà phê bình, giảng nghĩa văn học cứ nhất thiết cho là "canh gà" chỉ có thể là gà gáy canh.
Nói thật chứ Tiếng Việt đa nghĩa, hoặc là cái nghĩa địa phương nếu như không đặt trong bối cảnh của tác giả thì ko hiểu nổi. Ví dụ như cái câu của các cụ dân Bắc Kỳ viết thành "Gia tư nghĩ cũng thường thưởng bậc trung" (Kiều) thì nó chẳng có ý nghĩa quái gì, mãi sau này có ông đồ Nghệ ngất ngưởng mới sửa thành "Gia tư NGHỈ cũng thường thường bậc trung", ra thế, nghỉ ở đây không phải là ghi sai do phương ngữ (lẫn lộn giữa dấu hỏi/ngã) mà là một đại từ, nghỉ = hắn (tiếng phổ thông)=him (Iêng lích). Đấy, các cụ cao siêu, nhiều chữ nên hiểu "Canh Gà" thành gà gáy canh (mình nghe cũng dung tục bm), thời đó hơn 95% dân éo biết chữ thì cứ Canh gà là canh con gà, là nước luộc gà hoặc gà nấu xáo đó, nhất thiết phải.
Do đó, trên cơ sở văn bản truyền mồm, muốn hiểu là canh con gà hay con gà gáy sáng cũng được. Nhưng xét về tính địa phương của câu ca thì hãy nghe người dân ở khu vực đó giải thích. Bản thân ông phụ huynh cũng là dân tỉnh khác nhập cư chẳng hạn nên không biết món canh gà nên cho rằng cô Thủy sai. Nhưng ý kiến của hậu duệ cụ Dương , Vũ Bằng... cũng không thể chối bỏ. Tôi đố mấy ông Giáo sư, tiến sĩ chẳng hạn nếu không hỏi người Nghệ thì không thể giải thích được mấy câu, đại loại:
Nhà bà đã khéo chọn du
Mồm thì thổi lả, lộ khu thổi kèn
hay
Thu đạ qua rồi còn đại lụ
Thầy trò Trù Đại gặt giúp dân
hay
Ba o đi cấy dới bàu
Khu thì tộng hổng, cá tràu chui vô
Tổng kết lại cái sự lí luận nãy giờ cũng có mấy điều:
1. Hiểu canh gà là cái quái gì cũng được, văn học dân gian là thế, hiểu sao thì hiểu.
2. Quân báo mạng, có cả mạng ngon như VnExpress là quân mất dạy, ngày càng mất dạy, đéo tin được.
3. Ông bố phụ huynh đứa con hành động quá nhanh nhẩu, quá tin vào báo chí, khổ thân con bé chắc bị đì đến già (Như Đỗ Việt Khoa chẳng hạn).
4. Lỗi là của hệ thống giáo dục chứ không phải của cô Thu Thủy.
Nguyên bản câu ca dao (nhưng cũng có thể của họ Dương nào đó):
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ
Tiếng chuông Trấn Vũ thì khỏi phải bàn, nhịp chày Yên Thái cũng dễ hiểu vì nghe nói làng Yên Thái có nghề làm giấy, tiếng chày giã giấy có thành "nhạc hiệu" của làng. Tương tự như vậy với mặt gương Tây Hồ, một phong cảnh nên thơ của bao đời thi sĩ, từ cái quán Cổ Nguyệt đường của nữ sĩ Xuân Hương đến bước chân của thi sĩ Miên Thẩm đến chỗ nào quanh quất bên mộ nữ sĩ bạc mệnh.
1. Trấn Vũ hay Linh Mụ
Phải nói ngay rằng trong ca dao có hiện tượng "gán ghép" địa danh (Cái này không biết các cụ nghiên cứu folklor gọi là chi). Ví dụ: Ai cũng biết câu "Đồng Nai gạo trắng nước trong..." nhưng ở quê em người ta cũng đọc rằng "Thuận Lạc gạo trắng nước trong/ Em muốn về Thuận lạc cho thong dong con người", hay từ bà can nhà em đã đọc cho đời chắt chít "Ai về Thuận Lạc mà coi/ Bắc niêu lên bếp xách oi ra đồng", nhưng cũng câu ấy, cụ Ninh Viết Giao lại viết trong Tuyển tập ca dao xứ Nghệ rằng "Ai về xóm Mý mà coi".
Dân HN có câu trên, thành quen thành thuộc. Nhưng người Huế cũng đọc câu ca này rằng:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Linh Mụ, canh gà Thọ Xương.
Vậy câu ca trên của ai, Linh Mụ và Trấn Vũ là khác nhau (chưa kể bên là chùa bên là thờ thần Huyền Thiên trấn vũ), vậy Thọ Xương ở Huế có phải là con gà gáy sáng của làng Thọ Xương không? Có sự di chuyển câu ca từ Huế ra HN hay ngược lại. Giả thiết rằng ở Huế có một Thọ Xương biến đổi từ Thọ Khang (Khương) sau do kị húy mà thành, rồi từ Minh Mệnh lại chuyển thành gò Long Thọ và duy trì cái tên Long Thọ từ 190 năm trước đến nay. Gò Thọ Khương/ Thọ Xương nằm đối diện với chùa Linh Mụ qua sông Hương thì cái câu ca hữu ý lắm. Thọ Xương của Huế mới đúng là cái hoàn cảnh hữu tình của một anh thuyền chài buổi sáng mai đi sớm chợt nghe tiếng chuông chùa và tiếng gà chuyển canh từ hai bên bờ sông mang lại. Như vậy, sao nhất thiết cứ Thọ Xương là ở HN. Sao không đặt ra một giả thiết rằng câu ca là của họ Dương sau khi vào kinh kì về đã ghép Linh Mụ thành Trấn Vũ, và may mắn thay ở Thọ Xương (Hà Nội) lại có món canh gà (nói nôm là nước luộc gà có thêm tí hành, lá chanh...).
Sự vô tình đó dường như càng hữu ý hơn bởi di cảo của Vũ Bằng để lại:
Tương Bần, cà Láng, dưa La.
Cá rô đầm Sét, canh gà Thọ Xương.
2. Canh gà = gà gáy điểm canh/ nước luộc gà hiểu sao cũng được
Tớ không ở HN nhưng cũng nghe qua một số tài liệu, đó là thơ của cụ Dương nào đó, của cụ Vũ Bằng (trong mối quan hệ cá rô Đầm Sét, cà Láng, dưa La thì canh gà Thọ Xương không thể là gà gáy sáng, vô duyên) thì rõ ràng cũng tồn tại một canh gà là nước luộc gà hoặc là gà xáo đấy chứ. Nếu nó về Nghệ An mà thành: Gió đưa cành trúc la đà/ Tiếng chuông Sư Nữ, canh gà Thanh Chương thì không thể giải thích thành gà Thanh Chương gáy sáng mà chỉ có thể là gà Thanh Chương đang sôi sùng sục trong nồi cùng với răm, hành, lá chanh, nghệ... Tại sao các nhà phê bình, giảng nghĩa văn học cứ nhất thiết cho là "canh gà" chỉ có thể là gà gáy canh.
Nói thật chứ Tiếng Việt đa nghĩa, hoặc là cái nghĩa địa phương nếu như không đặt trong bối cảnh của tác giả thì ko hiểu nổi. Ví dụ như cái câu của các cụ dân Bắc Kỳ viết thành "Gia tư nghĩ cũng thường thưởng bậc trung" (Kiều) thì nó chẳng có ý nghĩa quái gì, mãi sau này có ông đồ Nghệ ngất ngưởng mới sửa thành "Gia tư NGHỈ cũng thường thường bậc trung", ra thế, nghỉ ở đây không phải là ghi sai do phương ngữ (lẫn lộn giữa dấu hỏi/ngã) mà là một đại từ, nghỉ = hắn (tiếng phổ thông)=him (Iêng lích). Đấy, các cụ cao siêu, nhiều chữ nên hiểu "Canh Gà" thành gà gáy canh (mình nghe cũng dung tục bm), thời đó hơn 95% dân éo biết chữ thì cứ Canh gà là canh con gà, là nước luộc gà hoặc gà nấu xáo đó, nhất thiết phải.
Do đó, trên cơ sở văn bản truyền mồm, muốn hiểu là canh con gà hay con gà gáy sáng cũng được. Nhưng xét về tính địa phương của câu ca thì hãy nghe người dân ở khu vực đó giải thích. Bản thân ông phụ huynh cũng là dân tỉnh khác nhập cư chẳng hạn nên không biết món canh gà nên cho rằng cô Thủy sai. Nhưng ý kiến của hậu duệ cụ Dương , Vũ Bằng... cũng không thể chối bỏ. Tôi đố mấy ông Giáo sư, tiến sĩ chẳng hạn nếu không hỏi người Nghệ thì không thể giải thích được mấy câu, đại loại:
Nhà bà đã khéo chọn du
Mồm thì thổi lả, lộ khu thổi kèn
hay
Thu đạ qua rồi còn đại lụ
Thầy trò Trù Đại gặt giúp dân
hay
Ba o đi cấy dới bàu
Khu thì tộng hổng, cá tràu chui vô
Tổng kết lại cái sự lí luận nãy giờ cũng có mấy điều:
1. Hiểu canh gà là cái quái gì cũng được, văn học dân gian là thế, hiểu sao thì hiểu.
2. Quân báo mạng, có cả mạng ngon như VnExpress là quân mất dạy, ngày càng mất dạy, đéo tin được.
3. Ông bố phụ huynh đứa con hành động quá nhanh nhẩu, quá tin vào báo chí, khổ thân con bé chắc bị đì đến già (Như Đỗ Việt Khoa chẳng hạn).
4. Lỗi là của hệ thống giáo dục chứ không phải của cô Thu Thủy.
Nhận xét
Đăng nhận xét