Tôi học ngành môi trường. Thời đi học được bà giáo cho một định nghĩa về môi trường như thế này: Môi trường là sản phẩm của quá khứ, tác động đến cuộc sống hiện tại và quyết định đến tương lai.
Chúng ta vẫn nghe những câu thơ của Nguyễn Đình Thi:
Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi
Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt
Nắng chói sông Lô hò ô tiếng hát
Chuyền phà rào rạt bến nước Bình Ca.
Có đi nhiều mới biết quê hương mình đẹp lắm, như những bức tranh vậy. Nhất là những mùa vàng trên miền quê yên ả, những con người đội nắng mang trên vai những gánh lúa mới gặt, văng vẳng bên tai tiếng của máy tuốt, máy đập, tiếng của những trẻ con nghịch ngợm với rơm vàng. Đó là những dòng sông, những bến đò, những núi rừng ngút ngàn tầm mắt, những ánh trăng vằng vặc trên dãy núi đằng xa. Cuộc sống đã cho ta những ngày tháng tuổi thơ trên miền quê yên ả, để được biết đến những kỉ niệm gắn liền với ruộng đồng, con cua, con ốc. Để có một lần viết bài văn được cô giáo cho điểm 10 với đề tài: “Thiên nhiên là bạn tốt của con người”.
Nước Việt mình đẹp lắm. Tuy chưa có dịp đi hết mảnh đất chữ S thân thương này, chưa được đến đỉnh Phan-xi-păng là nóc nhà của Đông Dương, chưa được đến cao nguyên đá Đồng Văn, chưa được đến bán đảo đón mặt trời đầu tiên của đất nước, chưa được đến với “Đất rừng Phương Nam” trong truyện của Đoàn Giỏi, chưa được đến với mũi Cà Mau, nhưng tôi biết nước mình đẹp lắm… Tôi cũng chưa, và biết đâu sẽ không còn cơ hội đến với Hoàng Sa, và tôi cũng mơ một lần đặt chân ra nhà giàn, với Trường Sa để xem cây bàng vuông với người lính đảo. Đất nước mình đẹp lắm, với những ruộng bậc thang của Sapa – thành phố trong sương, với lung linh đất trời Tam Đảo, với thành phố Bốn mùa trên cao nguyên Lambiang, với những bãi biển trải dài. Rừng của ta đẹp như một chàng hoàng tử đang mải mê đi khai phá những chân trời mới, biển của chúng ta cũng như một nàng tiên e ấp.
Chúng ta vẫn nghe những câu thơ của Nguyễn Đình Thi:
Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi
Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt
Nắng chói sông Lô hò ô tiếng hát
Chuyền phà rào rạt bến nước Bình Ca.
Có đi nhiều mới biết quê hương mình đẹp lắm, như những bức tranh vậy. Nhất là những mùa vàng trên miền quê yên ả, những con người đội nắng mang trên vai những gánh lúa mới gặt, văng vẳng bên tai tiếng của máy tuốt, máy đập, tiếng của những trẻ con nghịch ngợm với rơm vàng. Đó là những dòng sông, những bến đò, những núi rừng ngút ngàn tầm mắt, những ánh trăng vằng vặc trên dãy núi đằng xa. Cuộc sống đã cho ta những ngày tháng tuổi thơ trên miền quê yên ả, để được biết đến những kỉ niệm gắn liền với ruộng đồng, con cua, con ốc. Để có một lần viết bài văn được cô giáo cho điểm 10 với đề tài: “Thiên nhiên là bạn tốt của con người”.
Nước Việt mình đẹp lắm. Tuy chưa có dịp đi hết mảnh đất chữ S thân thương này, chưa được đến đỉnh Phan-xi-păng là nóc nhà của Đông Dương, chưa được đến cao nguyên đá Đồng Văn, chưa được đến bán đảo đón mặt trời đầu tiên của đất nước, chưa được đến với “Đất rừng Phương Nam” trong truyện của Đoàn Giỏi, chưa được đến với mũi Cà Mau, nhưng tôi biết nước mình đẹp lắm… Tôi cũng chưa, và biết đâu sẽ không còn cơ hội đến với Hoàng Sa, và tôi cũng mơ một lần đặt chân ra nhà giàn, với Trường Sa để xem cây bàng vuông với người lính đảo. Đất nước mình đẹp lắm, với những ruộng bậc thang của Sapa – thành phố trong sương, với lung linh đất trời Tam Đảo, với thành phố Bốn mùa trên cao nguyên Lambiang, với những bãi biển trải dài. Rừng của ta đẹp như một chàng hoàng tử đang mải mê đi khai phá những chân trời mới, biển của chúng ta cũng như một nàng tiên e ấp.
Quá khứ của đất nước chúng ta đã kết đúc từ hàng nghìn năm như thế đó.
Quá khứ của chúng ta?
Là những em bé cất tép trên những con mương nhỏ. Là những chiều hè tắm táp trên bến sông quê, là những “con trâu chậm ngoài đê, vẫn đi về lối cũ”.
Là những con đường đất thân quen, hay là con đường nhỏ nhắn lát gạch Bát Tràng của những chàng rể phải làm khi muốn rước một cô gái làng nào đó về làm vợ, là những yên bình trong góc phố, là một không gian thảnh thơi cho một ngày mệt mỏi, là tiếng ru à ơi của mẹ, những gánh hàng rong. Những đứa bé bắn bi, đánh đáo, nhảy dây, đánh chuyền trên con đường nhỏ.
Quá khứ của chúng ta là những ngọn núi cao sừng sững, là những chim muông, cây cối, là những chốn u mịch khiến con người run sợ mỗi lần đặt chân đến. Chúng ta vẫn gọi những chốn ấy là sơn lam chướng khí.
Hiện tại của chúng ta?
Hiện tại của chúng ta là những cánh rừng đã mất, những dòng sông chết, những ngọn núi bị xẻ thịt, những mảnh hồn quê đã dần dà thành phố…
Chúng ta đang làm quá nhiều thứ, quá nhiều tội với thiên nhiên, với tổ tiên, và chúng ta đang làm hại cho con cháu của chúng ta.
Chúng ta chỉ biết vơ vét cho bản thân mình, và nghĩ rằng: khi trong túi chúng ta nhiều tiền, thì cuộc sống chúng ta no đủ, con cháu chúng ta sẽ sung sướng. Nhưng bạn có tự hỏi, một đứa bé được nuôi trong một căn nhà biệt lập với thế giới xung quanh, không được hưởng khí trời mà chỉ có không khí của điều hoà; không có những con chim, con thú được tận mắt thấy mà chỉ có thể nhìn chúng trong tủ lạnh hay qua phim ảnh… thì liệu chúng có khoẻ mạnh hơn không? Cuộc sống của chúng có còn là của con người hay chỉ là những cỗ máy chỉ biết nhìn thế giới thông qua tranh ảnh, thú nhồi bông.
Tôi không được đi nhiều nhưng những nơi tôi qua đã cho thấy một hiện tại khắc nghiệt của cuộc sống.
Có nhiều khi chúng ta tưởng hành động của chúng ta không gây ảnh hưởng gì cho cuộc sống, nhưng chính những điều nhỏ nhất đã và đang giết đi những gì chúng ta cần bảo vệ.
Chúng ta chỉ cần ăn, vệ sinh, tắm giặt cho sạch sẽ… và vô tư xả nước. Nếu ở quê thì mỗi nhà một mảnh đất rộng, một ngày một khối nước không là bao nhiêu, thậm chí còn khiến cho cây cối xanh tươi nữa là đằng khác. Nhưng ở thành phố, một nhà, trăm nhà, đến cả hàng chục vạn nhà cùng nhau xả nước, nước tắm giặt lẫn với nước bồn cầu, ti tỉ thứ trên đời cùng nhau tống khứ ra một cái kênh “chung” nào đó. Hậu quả là con sông Tô Lịch của quá khứ trong ông anh rể tôi là con kênh xanh mướt, chiều chiều vẫn đi cất tép về nấu nướng; và con sông Tô Lịch của hiện tại thằng cháu tôi là hàng ngày vẫn phải bịt mũi khi qua. Không chỉ sông Tô mà còn bao nhiêu dòng sông nữa, những dòng sông bị “Bức Tử”. Chỉ lợi ích của một Vedan hay NM Đường Quảng Ngãi, hay Intimex… mà những dòng Thị Vải, sông Ba, sông Lam đến chết mòn , chết héo. Rồi những cánh phu vàng, khai thác chì, kẽm, titan… cũng đang khiến cho những dòng sông Hồng, sông Lô, sông Lam bằng những chât cực kì độc hại.
Rồi hiện tại của chúng ta là những công trường khai thác đá, những cái chết thương tâm, những con người lay lắt. Bạn biết không? Những chủ đá thường ở những vùng trung tâm, họ thường giàu có, thậm chí cực kì giàu có. Có tiền, họ đến khai thác tại những nơi hẻo lánh nhất, những vùng núi với những người dân hiền như củ khoai, hòn đất nay réo rắt và ầm ầm bởi những chuyến xe siêu trường, những tiếng nổ mìn, tiếng máy khoan, máy đập. Những bụi, đất…
Ai cũng nói rằng: tôi đến đây khai thác sẽ mang lại lợi ích cho nhân dân và tăng thu nhập cho chính quyền thông qua đóng thuế. Nhưng dân ở những nơi có mỏ thường dốt (đó là sự thật), họ không có gì ngoài đôi bàn tay… họ phải làm những phu đá, đè lên vai mình hàng tấn đá để kiếm bát cơm, hay đi nhặt những mẩu quặng thừa, rơi rớt. Có một câu chuyện rằng: một công nhân thời vụ mỗi ngày đội đầu hàng tấn cát lên xe để lấy 20 nghìn đồng, nghĩa là chưa bằng 1 bát phở giữa thủ đô, nghĩa là cô ấy đi đội cả ngày chưa chắc được húp một thìa nước dùng của bát phở Kobê. Cuộc sống của chúng ta đang nhiều bất công, đang nhiều ranh giới. Và ranh giới giữa cái giàu và nghèo ngày càng thể hiện rõ, ông chủ mỏ ngày càng giàu hơn và người dân ở đó ngày càng cùng cực. Anh tự nhiên mất đất, đang yên đang lành thì máy móc đến cày nát con đường, cái giếng nước hàng ngày của anh nay dùng bỗng nhiên đổ bệnh.
Hiện tại của chúng ta đang nợ môi trường
Khoáng sản chỉ là một phần của những gì mà chúng ta đang nợ môi trường, nợ nhiều lắm.
Vedan nợ dòng sông Thị Vải, Intimex nợ sông Rào Gang, những sông Cầu, sông Nhuệ, sông Đáy cũng là những chủ nợ của những tên chuyên quỵt nợ.
Chúng ta nợ Sơn Tinh một lời xin lỗi. Chúng ta đang xe nhà của ông ấy và không có một lời phàn nàn nào cả, chúng ta cũng không đền, không hối cải. Bời vì, chúng ta không nhận ra mình có lỗi.
Chúng ta nợ môi trường 1 khoản, mai này chúng ta sẽ mất hàng nghìn như thế, con cháu chúng ta sẽ là những con nợ của thiên nhiên. Chúng ta băm nát những quả đồi để tìm vàng, hiệu quả của dự án là 1 ông chủ và vài chục công nhân có tiền đút két, nhưng không chỉ 1 bản, mà là cả 1 vùng, 1 lưu vực, 1 con sông và bao nhiêu thứ liên quan sẽ chịu theo dự án đó. Sẽ có những trận lũ quét, sẽ có những dòng sông ngập ngụa thuỷ ngân, xiannua… Chúng ta xẻ một ngọn núi, cũng như vậy: trẻ thơ sẽ không dám thơ thẩn đường làng, không có nữa những cảnh yên bình vốn có, và rồi những bụi, những tai nạn thương tâm… Và rồi một mai khoáng sản hết đi, những quả đồi sẽ còn lại gì nữa, những bãi cát khi đá rút hết titan sẽ không còn… Cái mà chúng ta mắc nợ là quá lớn, cái mà con cháu chúng ta phải trả là quá nhiều.
Hãy cứ để cho những mỏ đá, những vỉa vàng nằm yên trong lòng đất, chúng ta hãy lấy ra những gì chúng ta đang cần cho cuộc sống nhất. Chúng ta đang đi xuất khẩu hàng triệu tấn khoáng sản dạng thô, để rồi mai này con cháu chúng ta nhìn những đống rác rưởi mà cha ông để lại, chúng sẽ làm gì?
Hãy sống tốt với hiện tại để giành cho tương lai.
Quá khứ của chúng ta?
Là những em bé cất tép trên những con mương nhỏ. Là những chiều hè tắm táp trên bến sông quê, là những “con trâu chậm ngoài đê, vẫn đi về lối cũ”.
Là những con đường đất thân quen, hay là con đường nhỏ nhắn lát gạch Bát Tràng của những chàng rể phải làm khi muốn rước một cô gái làng nào đó về làm vợ, là những yên bình trong góc phố, là một không gian thảnh thơi cho một ngày mệt mỏi, là tiếng ru à ơi của mẹ, những gánh hàng rong. Những đứa bé bắn bi, đánh đáo, nhảy dây, đánh chuyền trên con đường nhỏ.
Quá khứ của chúng ta là những ngọn núi cao sừng sững, là những chim muông, cây cối, là những chốn u mịch khiến con người run sợ mỗi lần đặt chân đến. Chúng ta vẫn gọi những chốn ấy là sơn lam chướng khí.
Hiện tại của chúng ta?
Hiện tại của chúng ta là những cánh rừng đã mất, những dòng sông chết, những ngọn núi bị xẻ thịt, những mảnh hồn quê đã dần dà thành phố…
Chúng ta đang làm quá nhiều thứ, quá nhiều tội với thiên nhiên, với tổ tiên, và chúng ta đang làm hại cho con cháu của chúng ta.
Chúng ta chỉ biết vơ vét cho bản thân mình, và nghĩ rằng: khi trong túi chúng ta nhiều tiền, thì cuộc sống chúng ta no đủ, con cháu chúng ta sẽ sung sướng. Nhưng bạn có tự hỏi, một đứa bé được nuôi trong một căn nhà biệt lập với thế giới xung quanh, không được hưởng khí trời mà chỉ có không khí của điều hoà; không có những con chim, con thú được tận mắt thấy mà chỉ có thể nhìn chúng trong tủ lạnh hay qua phim ảnh… thì liệu chúng có khoẻ mạnh hơn không? Cuộc sống của chúng có còn là của con người hay chỉ là những cỗ máy chỉ biết nhìn thế giới thông qua tranh ảnh, thú nhồi bông.
Tôi không được đi nhiều nhưng những nơi tôi qua đã cho thấy một hiện tại khắc nghiệt của cuộc sống.
Có nhiều khi chúng ta tưởng hành động của chúng ta không gây ảnh hưởng gì cho cuộc sống, nhưng chính những điều nhỏ nhất đã và đang giết đi những gì chúng ta cần bảo vệ.
Chúng ta chỉ cần ăn, vệ sinh, tắm giặt cho sạch sẽ… và vô tư xả nước. Nếu ở quê thì mỗi nhà một mảnh đất rộng, một ngày một khối nước không là bao nhiêu, thậm chí còn khiến cho cây cối xanh tươi nữa là đằng khác. Nhưng ở thành phố, một nhà, trăm nhà, đến cả hàng chục vạn nhà cùng nhau xả nước, nước tắm giặt lẫn với nước bồn cầu, ti tỉ thứ trên đời cùng nhau tống khứ ra một cái kênh “chung” nào đó. Hậu quả là con sông Tô Lịch của quá khứ trong ông anh rể tôi là con kênh xanh mướt, chiều chiều vẫn đi cất tép về nấu nướng; và con sông Tô Lịch của hiện tại thằng cháu tôi là hàng ngày vẫn phải bịt mũi khi qua. Không chỉ sông Tô mà còn bao nhiêu dòng sông nữa, những dòng sông bị “Bức Tử”. Chỉ lợi ích của một Vedan hay NM Đường Quảng Ngãi, hay Intimex… mà những dòng Thị Vải, sông Ba, sông Lam đến chết mòn , chết héo. Rồi những cánh phu vàng, khai thác chì, kẽm, titan… cũng đang khiến cho những dòng sông Hồng, sông Lô, sông Lam bằng những chât cực kì độc hại.
Rồi hiện tại của chúng ta là những công trường khai thác đá, những cái chết thương tâm, những con người lay lắt. Bạn biết không? Những chủ đá thường ở những vùng trung tâm, họ thường giàu có, thậm chí cực kì giàu có. Có tiền, họ đến khai thác tại những nơi hẻo lánh nhất, những vùng núi với những người dân hiền như củ khoai, hòn đất nay réo rắt và ầm ầm bởi những chuyến xe siêu trường, những tiếng nổ mìn, tiếng máy khoan, máy đập. Những bụi, đất…
Ai cũng nói rằng: tôi đến đây khai thác sẽ mang lại lợi ích cho nhân dân và tăng thu nhập cho chính quyền thông qua đóng thuế. Nhưng dân ở những nơi có mỏ thường dốt (đó là sự thật), họ không có gì ngoài đôi bàn tay… họ phải làm những phu đá, đè lên vai mình hàng tấn đá để kiếm bát cơm, hay đi nhặt những mẩu quặng thừa, rơi rớt. Có một câu chuyện rằng: một công nhân thời vụ mỗi ngày đội đầu hàng tấn cát lên xe để lấy 20 nghìn đồng, nghĩa là chưa bằng 1 bát phở giữa thủ đô, nghĩa là cô ấy đi đội cả ngày chưa chắc được húp một thìa nước dùng của bát phở Kobê. Cuộc sống của chúng ta đang nhiều bất công, đang nhiều ranh giới. Và ranh giới giữa cái giàu và nghèo ngày càng thể hiện rõ, ông chủ mỏ ngày càng giàu hơn và người dân ở đó ngày càng cùng cực. Anh tự nhiên mất đất, đang yên đang lành thì máy móc đến cày nát con đường, cái giếng nước hàng ngày của anh nay dùng bỗng nhiên đổ bệnh.
Hiện tại của chúng ta đang nợ môi trường
Khoáng sản chỉ là một phần của những gì mà chúng ta đang nợ môi trường, nợ nhiều lắm.
Vedan nợ dòng sông Thị Vải, Intimex nợ sông Rào Gang, những sông Cầu, sông Nhuệ, sông Đáy cũng là những chủ nợ của những tên chuyên quỵt nợ.
Chúng ta nợ Sơn Tinh một lời xin lỗi. Chúng ta đang xe nhà của ông ấy và không có một lời phàn nàn nào cả, chúng ta cũng không đền, không hối cải. Bời vì, chúng ta không nhận ra mình có lỗi.
Chúng ta nợ môi trường 1 khoản, mai này chúng ta sẽ mất hàng nghìn như thế, con cháu chúng ta sẽ là những con nợ của thiên nhiên. Chúng ta băm nát những quả đồi để tìm vàng, hiệu quả của dự án là 1 ông chủ và vài chục công nhân có tiền đút két, nhưng không chỉ 1 bản, mà là cả 1 vùng, 1 lưu vực, 1 con sông và bao nhiêu thứ liên quan sẽ chịu theo dự án đó. Sẽ có những trận lũ quét, sẽ có những dòng sông ngập ngụa thuỷ ngân, xiannua… Chúng ta xẻ một ngọn núi, cũng như vậy: trẻ thơ sẽ không dám thơ thẩn đường làng, không có nữa những cảnh yên bình vốn có, và rồi những bụi, những tai nạn thương tâm… Và rồi một mai khoáng sản hết đi, những quả đồi sẽ còn lại gì nữa, những bãi cát khi đá rút hết titan sẽ không còn… Cái mà chúng ta mắc nợ là quá lớn, cái mà con cháu chúng ta phải trả là quá nhiều.
Hãy cứ để cho những mỏ đá, những vỉa vàng nằm yên trong lòng đất, chúng ta hãy lấy ra những gì chúng ta đang cần cho cuộc sống nhất. Chúng ta đang đi xuất khẩu hàng triệu tấn khoáng sản dạng thô, để rồi mai này con cháu chúng ta nhìn những đống rác rưởi mà cha ông để lại, chúng sẽ làm gì?
Hãy sống tốt với hiện tại để giành cho tương lai.
Nhận xét
Đăng nhận xét